Tủ bếp gỗ đà nẵng

Các bước làm sạch tủ bếp một cách đơn giản ,Vệ sinh Bếp

Các bước làm sạch tủ bếp đơn giản

Nếu như chúng ta lau dọn quầy bếp mỗi ngày, lau sàn bếp thường xuyên, vệ sinh tủ bếp cách tuần thì làm lạch sâu tủ bếp được thực hiện hằng tháng. Giúp tủ bếp nhà bạn sạch sẽ từ trong ra ngoài, phát hiện sớm những mối nguy hại như ổ kiến, mối, đồng thời làm mới các lọ gia vị, hộp ngũ cốc và loại bỏ khi hết hạn sử dụng. Giúp bạn có một căn bếp sạch sẽ và sắp xếp khoa học và tiện nghi.

Xem thêm : Hướng dẫn vệ sinh tủ bếp sạch 

Nắm vững quy trình làm sạch tủ bếp hiệu quả

Cho dù bạn lựa chọn dung dịch tẩy rửa thích hợp trên chất liệu tủ bếp nào thì các bước vệ sinh tủ đều giống nhau.

  1. Làm sạch vết bẩn từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong.
  2. Xử lý vết bẩn trước khi làm sạch. Bao gồm việc bạn quét dọn bụi bặm, làm mới vết bẩn bằng việc hòa tan với dung môi thích hợp.
  3. Quy trình làm sạch 3 khăn: Xịt phun sương lên bề mặt dung dịch tẩy rửa và lau sạch với khăn khô 1, xịt phun sương lên bề mặt với nước nóng và lau sạch bằng khăn khô 2, lau khô hoàn toàn bằng khăn khô sạch 3.
  4. Đợi khô hoàn toàn và dùng dầu bảo dưỡng (nếu có đối với tủ gỗ).
  5. Làm sạch, thay mới, loại bỏ chai hộp hết hạn và sắp sếp theo thứ tự khoa học và thuận tiện.

Các bước làm sạch bên ngoài tủ bếp

Hầu hết các loại tủ làm bằng kim loại, tủ gỗ, nhựa laminate, nhựa acrylic… đều có thể làm sạch bằng dung dịch rửa bát với nước nóng. Giải pháp đơn giản và nhẹ nhàng này giúp loại bỏ các vết ố, bụi bẩn, dầu mỡ nhẹ trên tủ bếp nhà bạn. Nếu bạn thường xuyên vệ sinh, thì công việc làm sạch sâu không quá phức tạp và khó khăn.

Bạn có thể sử dụng nước tẩy đa năng tuy nhiên luôn phải kiểm tra sự ăn mòn của dung dịch tẩy rửa và đảm bảo rằng các chất này được lau khô sạch hoàn toàn ở những nơi góc khuất tránh ứ dọng, dư thừa làm hư hại đến tủ bếp của bạn.

Bắt đầu trên cùng và xuống từng ngăn tủ. Phần trên của tủ thường bám bụi vì vậy nếu có lớp bụi có thể nhìn thấy bằng mắt, hãy làm sạch bụi cặn trước khi lau chùi. Đối với các ngăn tủ trống bạn có thể xịt phun sương dung dịch tẩy rửa trực tiếp lên bề mặt hoặc xịt lên khăn khô để lau sạch, đừng bỏ qua các cạnh tủ.

Loại bỏ lại cặn bẩn và chất tẩy rửa bằng một khăn sạch với nước nóng được xịt phun sương hoặc khăn ẩm sạch khác.

Lau khô lại bằng một khăn khô sạch để hoàn toàn loại bỏ nguy cơ đọng tụ nước gây ăn mòn chất liệu.

Tham khảo thêm :  Bạn có biết làm một bộ tủ bếp trọn gói hết bao nhiêu tiền 

Đối với tủ kính hoặc tủ có mặt gương hãy sử dụng nước lau kính thương mại. Tuy nhiên chúng ta không nên xịt phun sương lên bề mặt vì có thể gây thấm mòn lên các bộ phận khác, tốt nhất nên xịt lên khăn sạch và lau kính và gương nhẹ nhàng.

Luôn nhớ đến việc lau chùi các múm vặn, tay cầm và các chi tiết bằng kim loại. Có thể sử dụng bàn chải đánh răng lông mềm vào dung dịch 50:50 giấm và nước để làm sạch và khử khuẩn các vị trí tay cầm và các vị trí phần cứng có chi tiết trang trí công phu khác.

Các bước làm sạch bên trong tủ bếp

làm sạch bên trong tủ bếp
làm sạch bên trong tủ bếp

Làm trống từng ngăn tủ và bắt đầu từ tủ cao nhất. Loại bỏ các lớp lót đệm kệ tủ và thay mới lại sau khi lau sạch nếu cần. Nếu phát hiện kiến, mối làm tổ thì nên xử lý chúng ngay với các mẹo đuổi côn trùng tự nhiên và an toàn trong nhà bếp.

Nếu bên trong tủ có mảnh vụn rơi vải hoặc cặn bẩn cũng nên hút bụi hoặc quét dọn trước khi lau sạch.

Nên lau sạch bên trong tủ bằng dung dịch xà phòng pha loãng với nước ấm hoặc chất tẩy rửa nhẹ.

Luôn nhớ lau sạch lại với khăn ẩm 2 và lau khô hoàn toàn với khăn sạch 3.

Để tủ khô hoàn toàn bằng việc mở cửa tủ từ 1 đến 2 tiếng trước khi cho các vật dụng vào lại bên trong.

Làm sạch các vật dụng bên trong tủ

Lau sạch các chai lọ thủy tinh và hộp chứa dính bụi bằng nước ấm sạch và lau khô lại bằng khăn khô trước khi cho vào tủ.

Các vật dụng trong nhà bếp khác cũng lau sạch và lau khô tương tự trước khi cho vào tủ thật gọn gàng.

Các tủ bếp hiện đại đều được trang bị các phụ kiện giá đỡ inox bát đĩa giúp tạo sự tiện nghi và lấy ra một cách dễ dàng. Việc của bạn sau khi vệ sinh sạch sẽ là sắp xếp cẩn thận và gọn gàng bát đĩa vào giá đỡ.

Tạo thói quen kiểm tra các chai lọ thực phẩm và ưu tiên sử dụng trước những loại cận date bằng cách dán nhãn nhận biết. Đồng thời nên kiểm tra những loại gia vị nào gần hết và ghi chú cho đợt đi chợ kế tiếp. Loại bỏ các loại quá hạn dùng, nấm mốc dùng để tránh trường hợp ngộ độc thực phẩm nhất là đối với nhà có con trẻ.

Không gian phòng bếp là nơi thực hiện các công việc chế biến thực phẩm và bảo quản thức ăn hằng ngày vì vậy có liên quan mật thiết đến sức khỏe mọi người trong gia đình nếu như không vệ sinh sạch sẽ sẽ dễ phát sinh các mầm bệnh gây hại.

Vì vậy nên duy trì thói quen vệ sinh sạch sẽ phòng bếp không chỉ là đối với tủ bếp mà còn các thiết bị bếp khác như tủ lạnh, máy rửa chén, lò nướng… góp phần tạo nên một không gian bếp sạch, thoáng mát, mang lại hứng thú nấu ăn và sự vui vẻ thoải mái cho các thành viên trong gia đình.

.